CÁC DIỄN BIẾN QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG THÁNG 03/2017

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Nội địa

Sản xuất

Theo số liệu thống kê của Bộ NN và PTNT, tính đến ngày 15/3/2017, diện tích gieo trồng sắn của cả nước đạt 113,4 nghìn ha, tăng mạnh 40,1% so với tháng trước và tăng nhẹ 1,1 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước.

Xuất-nhập khẩu

-Nhập khẩu sắn lát và sắn củ tươi của Việt Nam trong tháng 3/2017 mặc dù giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao so với cùng kỳ hàng năm. Trong đó, nhập khẩu sắn lát đạt trên 333 nghìn tấn, giảm 51,5 nghìn tấn so với tháng trước nhưng lại tăng gấp 2,6 lần so với tháng 3/2016. Đối với sắn củ tươi, lượng sắn nhập khẩu từ Cammpuchia về Việt Nam trong tháng 3 đạt 218,3 nghìn tấn, giảm 11,8% so với tháng trước nhưng vẫn tăng khá mạnh tới 27,6% so với cùng kỳ năm 2016.

*Theo số liệu thống kê hải quan, trong tháng 03/2017, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam đạt 522,9 nghìn tấn. Trong đó:

– Xuất khẩu sắn lát của Việt Nam đạt gần 247 nghìn tấn, tăng 51,6% so với tháng trước nhưng lại giảm khoảng 53 nghìn tấn so với cùng kỳ tháng 3 năm 2016.

– Xuất khẩu tinh bột sắn trong tháng 03/2017 tiếp tục tăng mạnh khi đạt mức 283 nghìn tấn, tăng 14,2% so với tháng 2 và cao hơn khoảng 52 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.

Giá cả

-Chất lượng hàng đưa về các kho kém, độ ẩm cao và xỉn màu nên giá thu mua mì lát giảm khá mạnh trong tháng 3:

+Tại Quy Nhơn: giá giảm mạnh từ mức 3.300-3.400 đồng/kg xuống còn 3.150-3.370 đồng/kg với hàng mì xô thường. Tuy nhiên, hàng mì đẹp giá lại có xu hướng tăng nhẹ, lên mức 3.400-3.550 đồng/kg.

+Tại Tây Ninh, giá giảm tới 150 đồng/kg so với tháng trước xuống còn mức 3.100-3.150 đồng/kg (hàng xô thường) do chất lượng mì về rất kém. Trong khi đó, mì đẹp giá vẫn khá ổn định so với tháng trước.

+Cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước): giá mua dao động từ 3.100-3.150 đồng/kg với hàng xô, giá 3.200-3.300 đồng/kg với mì rớt cám và giá mì cám tăng nhẹ lên mức 3.470-3.500 đồng/kg.

+Sơn La: giá thu mua mì lát của các kho tăng 150 đồng/kg so với tháng trước lên mức 3.650 đồng/kg do vụ thu hoạch sắn tại đây sắp kết thúc, các kho đẩy mạnh mua vào.

-Sắn củ tươi: Giá mì nguyên liệu tiếp tục tăng do nguồn cung về nhà máy có xu hướng giảm do đã vào cuối vụ.

Quốc tế

1. Nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc tăng mạnh so với tháng trước lẫn cùng kỳ năm trước;

2.Xuất khẩu sắn của Thái Lan trong tháng 3 có diễn biến trái chiều khi sắn lát tăng nhẹ, trong khi đó tinh bột sắn lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Toàn cảnh thị trường sắn tháng 03/2017 – Xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam trong tháng 03/2017 tiếp tục tăng mạnh

CÁC DIỄN BIẾN QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG THÁNG 03/2017

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Nội địa

Sản xuất

Theo số liệu thống kê của Bộ NN và PTNT, tính đến ngày 15/3/2017, diện tích gieo trồng sắn của cả nước đạt 113,4 nghìn ha, tăng mạnh 40,1% so với tháng trước và tăng nhẹ 1,1 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước.

Xuất-nhập khẩu

-Nhập khẩu sắn lát và sắn củ tươi của Việt Nam trong tháng 3/2017 mặc dù giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao so với cùng kỳ hàng năm. Trong đó, nhập khẩu sắn lát đạt trên 333 nghìn tấn, giảm 51,5 nghìn tấn so với tháng trước nhưng lại tăng gấp 2,6 lần so với tháng 3/2016. Đối với sắn củ tươi, lượng sắn nhập khẩu từ Cammpuchia về Việt Nam trong tháng 3 đạt 218,3 nghìn tấn, giảm 11,8% so với tháng trước nhưng vẫn tăng khá mạnh tới 27,6% so với cùng kỳ năm 2016.

*Theo số liệu thống kê hải quan, trong tháng 03/2017, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam đạt 522,9 nghìn tấn. Trong đó:

– Xuất khẩu sắn lát của Việt Nam đạt gần 247 nghìn tấn, tăng 51,6% so với tháng trước nhưng lại giảm khoảng 53 nghìn tấn so với cùng kỳ tháng 3 năm 2016.

– Xuất khẩu tinh bột sắn trong tháng 03/2017 tiếp tục tăng mạnh khi đạt mức 283 nghìn tấn, tăng 14,2% so với tháng 2 và cao hơn khoảng 52 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.

Giá cả

-Chất lượng hàng đưa về các kho kém, độ ẩm cao và xỉn màu nên giá thu mua mì lát giảm khá mạnh trong tháng 3:

+Tại Quy Nhơn: giá giảm mạnh từ mức 3.300-3.400 đồng/kg xuống còn 3.150-3.370 đồng/kg với hàng mì xô thường. Tuy nhiên, hàng mì đẹp giá lại có xu hướng tăng nhẹ, lên mức 3.400-3.550 đồng/kg.

+Tại Tây Ninh, giá giảm tới 150 đồng/kg so với tháng trước xuống còn mức 3.100-3.150 đồng/kg (hàng xô thường) do chất lượng mì về rất kém. Trong khi đó, mì đẹp giá vẫn khá ổn định so với tháng trước.

+Cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước): giá mua dao động từ 3.100-3.150 đồng/kg với hàng xô, giá 3.200-3.300 đồng/kg với mì rớt cám và giá mì cám tăng nhẹ lên mức 3.470-3.500 đồng/kg.

+Sơn La: giá thu mua mì lát của các kho tăng 150 đồng/kg so với tháng trước lên mức 3.650 đồng/kg do vụ thu hoạch sắn tại đây sắp kết thúc, các kho đẩy mạnh mua vào.

-Sắn củ tươi: Giá mì nguyên liệu tiếp tục tăng do nguồn cung về nhà máy có xu hướng giảm do đã vào cuối vụ.

Quốc tế

1. Nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc tăng mạnh so với tháng trước lẫn cùng kỳ năm trước;

2.Xuất khẩu sắn của Thái Lan trong tháng 3 có diễn biến trái chiều khi sắn lát tăng nhẹ, trong khi đó tinh bột sắn lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

 

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

NỘI ĐỊA

Sản xuất

Theo số liệu thống kê của Bộ NN và PTNT, tính đến ngày 15/3/2017 diện tích gieo trồng sắn của cả nước đạt 113,4 nghìn ha, tăng mạnh 40,1% (tương đương tăng 32,5 nghìn ha) so với tháng trước và tăng 1,1 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước. Trung du miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ và ĐB sông Cửu Long là 3 vùng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất về diện tích sắn trồng mới so với cùng kỳ tháng 2 lần lượt tăng 406,7%, 93% và 125% so với cùng kỳ tháng trước. Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc do đã kết thúc thu hoạch sắn vụ Đông Xuân từ tháng cuối tháng 1/2017 nên hiện nay đang bắt đầu trồng tiếp sắn vụ mới, vì vậy diện tích sắn trồng mới trong tháng 3 tăng rất mạnh từ mức 1,7 nghìn ha trong tháng 2 lên mức 8,8 nghìn ha tính đến ngày 15/3, tăng gấp 5 lần so với tháng trước. Đáng chú ý là hai tỉnh Phú Thọ và Điện Biên với mức tăng lần lượt là 921% và 8,063% so với tháng 2.

Các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ vẫn đang thu hoạch sắn vụ cũ nên diện tích trồng mới hiện còn khá thấp và hầu hết đều cho thấy sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

Tỉnh Tây Ninh vẫn đang dẫn đầu cả nước về tổng diện tích sắn gieo trồng mới tính đến ngày 15/3//2017 tăng 18,4% so với tháng 2 nhưng vẫn giảm khoảng 4,9% so với cùng tháng 3 năm 2016.

Theo nhận định, do giá sắn nguyên liệu xuống thấp khiến người trồng sắn bị thua lỗ nên nhiều diện tích trồng mì tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ niên vụ 2017/2018 giảm tương đối, thay vào đó được chuyển sang trồng mía, cao su, nghệ, trồng rừng hay các loại cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Bảng 1: Diện tích trồng sắn cả nước tính đến ngày 15/03/2017 (nghìn ha)

Miền Bắc Miền Nam Tổng
15/03/2017 41.1 72.2 113.4
15/02/2017 28.1 52.8 80.9
15/03/2016 39.1 73.2 112.3
Tăng/giảm so với cùng kỳ tháng trước (%) 46.4 36.8 40.1
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%) 5.1 -1.3 1.0

Nguồn: Bộ NN và PTNT

Hình 1: Diện tích trồng sắn phân theo vùng kinh tế đến ngày 15/03/2017 (ha)

download

Nguồn: Bộ NN và PTNT

Xuất-nhập khẩu

Nhập khẩu sắn lát và sắn củ tươi của Việt Nam trong tháng 03/2017 giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn tăng khá mạnh so với cùng kỳ hàng năm

Nhập khẩu sắn lát và sắn củ tươi của Việt Nam trong tháng 3, mặc dù giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao so với cùng kỳ hàng năm. Trong đó, lượng nhập khẩu sắn củ tươi của Việt Nam từ Campuchia trong tháng 3/2017 đạt 218,3 nghìn tấn, giảm 11,8% (tương đương 29,1 nghìn tấn) so với tháng trước nhưng vẫn tăng khá mạnh tới 27,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 3 tháng đầu năm 2017, tổng lượng sắn củ tươi nhập khẩu của Việt Nam đã đạt con số gần 661 nghìn tấn, tăng 120 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2016. Đối với sắn lát, lượng nhập khẩu của nước ta trong tháng 3 vẫn đạt ở mức trên 333 nghìn tấn, tuy giảm 51,5 nghìn tấn so với tháng trước nhưng lại tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ tháng 3 năm 2016. Chỉ tính riêng trong quý I năm 2017, tổng sản lượng sắn lát nhập khẩu của Việt Nam đã đạt con số gần 900 nghìn tấn, vượt xa mức sản lượng 660 nghìn tấn sắn lát nhập khẩu của cả năm 2016.

Hình 2: Lượng sắn lát và sắn củ tươi Việt Nam nhập khẩu trong năm 2015-2017 (tấn)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan

Xuất khẩu sắn lát của Việt Nam trong tháng 03/2017 tăng mạnh so với tháng trước nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2016

Theo số liệu thống kê của hải quan cho thấy, trong tháng 3/2017 lượng sắn lát xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh và đạt gần 247 nghìn tấn, tăng 51,6% (tương đương tăng gần 84 nghìn tấn) so với tháng trước, tuy nhiên vẫn thấp hơn khoảng 53 nghìn tấn so với cùng kỳ tháng 3 năm 2016. Tính chung 3 tháng đầu năm 2017, tổng sản lượng sắn lát xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở con số 453 nghìn tấn, thấp hơn rất nhiều mức 602,5 nghìn tấn của quý I năm 2016.

Bảng 2: Lượng sắn lát xuất khẩu của Việt Nam theo tháng năm 2016-2017 (tấn)

Tháng 2016 2017 TT 2017/2016 (%)
1 145,244 43,846 -69.8
2 157,670 162,755 3.2
3 299,594 246,722 -17.6
4 260,694
5 121,338
6 53,205
7 55,789
8 125,353
9 28,110
10 55,419
11 49,847
12 52,939
Tổng 1,405,202 453,323

 

Hình 3: Lượng sắn lát xuất khẩu của Việt Nam theo tháng năm 2016-2017 (tấn)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp

Xuất khẩu tinh bột sắn tháng 03/2017 tiếp tục tăng mạnh so với tháng trước lẫn cùng kỳ năm trước

Tình hình xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam trong tháng 3/2017 cũng tiếp tục tăng mạnh khi đạt con số trên 283 nghìn tấn, tăng 14,2% tương đương khoảng 35 nghìn tấn so với tháng 2 và so với tháng 3 năm 2016 mức tăng trưởng là 22,3%, xấp xỉ 52 nghìn tấn. Tính chung 3 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng tinh bột sắn xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 655 nghìn tấn, cao hơn khoảng 68 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2016.

Bảng 3: Lượng xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam năm 2016-2017 (tấn)

Tháng 2016 2017 TT 2017/2016 (%)
1 223,141 123,014 -44.9
2 132,078 248,330 88.0
3 231,833 283,493 22.3
4 189,891
5 136,949
6 122,726
7 137,558
8 160,556
9 147,075
10 191,342
11 239,379
12 255,157
Tổng 2,167,685 654,837

 

Hình 4: Lượng xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam năm 2016-2017 (tấn)

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp

Giá cả

Giá sắn lát vụ mới đưa về các kho vẫn được giao dịch ở mức thấp bởi chất lượng mì kém, xỉn màu và độ ẩm cao do ảnh hưởng của thời tiết có mưa kéo dài trong thời gian qua

Sang tháng 3, lượng mì lát từ Cam đưa sang Việt Nam vẫn đạt ở mức cao trên 330 nghìn tấn. Tuy nhiên do chất lượng mì rất kém, độ ẩm cao và xỉn màu nên giá mua vào của các kho trong tháng 3 giảm khá mạnh.

Tại kho Quy Nhơn, mặc dù lượng mì đưa về có xu hướng giảm nhưng giá sắn lát đưa về các kho liên tục được điều chỉnh giảm. Nguyên nhân là do thời tiết tại khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và cả phía bên Cam đều có mưa kéo dài, không huận lợi cho việc làm mì lát. Mì đưa về chất lượng kém, độ ẩm cao và xỉn màu nên các kho cũng hạn chế mua vào. Thậm chí nhiều chủ hàng phải thuê kho để phơi lại do chất lượng quá kém, không cho nào chấp nhận mua. Giá mì xô thường được các kho mua quanh mức 3.150-3.370 đồng/kg tùy chất lượng hàng. Trong khi đó, giá mì đẹp lại có xu hướng tăng nhẹ 50 đồng/kg so với tháng trước, lên mức 3.400-3.550 đồng/kg,

Tại Tây Ninh, trong tháng 3 lượng mì Cam đưa về các cửa khẩu Chàng Riệc và Xa Mát đều giảm, chỉ còn khoảng 50-60 xe/ngày (tại cửa khẩu Chàng Riệc) và từ 100-150 xe/ngày (tại cửa khẩu Xa Mát) do thời tiết phía bên Campuchia thường xuyên có mưa. Mì bị dính mưa nên chất lượng kém, độ ẩm cao khiến giá mua tại cửa khẩu giảm 100-150 đồng/kg so với tháng trước, còn dao động quanh mức 3.100-3.150 đồng/kg trong tuần cuối tháng 3 đầu tháng 4. Trong khi đó, giá mì cám vẫn được mua phổ biến từ 3.600-3.650 đồng/kg, mức 3.650 đồng/kg áp dụng cho mì sang xe đi nhà máy TACN.

Tại kho Hoa Lư (Bình Phước) do chất lượng mì đưa về kém và tồn kho tại Hoa Lư nhiều nên các kho giảm lượng mua. Giá mì xô thường về kho giảm còn 3.100-3.150 đồng/kg do chất lượng xấu. Đối với mì cám giá tăng nhẹ lên mức 3.470-3.500 đồng/kg, trong khi đó giá mì rớt cám lại được điều chỉnh giảm 50 đồng/kg còn mức 3.200-3.300 đồng/kg.

Tại Sơn La, thời tiết khá thuận lợi cho làm mì lát nên các sân phơi cũng đẩy mạnh mua mì vào phơi. Do thu hoạch sắn tại đây sắp kết thúc, nguồn cung ra thị trường có xu hướng giảm nên các kho cũng tích cực mua vào khiến giá sắn lát liên tục được điều chỉnh tăng trong tháng 3. Tính đến tuần cuối tháng 3 đầu tháng 4, giá sắn lát các kho mua vào ở mức 3.650 đồng/kg, tăng 150 đồngkg so với tuần cuối tháng 2.

Hình 5: Diễn biến giá sắn lát khô nội địa dành cho xuất khẩu trong năm 2015 -2017 (đồng/kg)

Nguồn: Cơ sở dữ liệu AgroMonitor

 Giá mì nguyên liệu tăng nhẹ khi lượng mì đưa về nhà máy tinh bột có xu hướng giảm dovuj thu hoạch sắn tại Tây Nguyên và Nam Trung Bộ sắp kết thúc

Sang tháng 3, giá mì nguyên liệu về các nhà máy tinh bột tại Tây Ninh liên tục được điều chỉnh tăng với cả mì Cam và mì nội địa. Trong đó, giá mì nội tăng từ 100 -150 đồng/kg so với tháng trước lên mức 1.650 đồng/kg. Đối với mì củ từ Campuchia đưa sang giá lại có sự điều chỉnh tăng mạnh hơn từ mức 1.450-1.480 đồng/kg cuối tháng 2 lên mức 1.650 đồng/kg vào tuần cuối tháng 3 đầu tháng 4.

Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, các nhà máy liên tục nâng giá mua vào từ 100-150 đồng/kg tùy vùng và tùy nhà máy so với tuần cuối tháng 2 để hút mì về do thu hoạch sắn củ tại khu vực này sắp kết thúc. Theo đó, tại Đắc Lắc, giá mua tăng lên 1.600-1.650 đồng/kg và tại Kon Tum, giá được điều chỉnh lên mức 1.650-1.680 đồng/kg vào tuần cuối tháng 3.

Tương tự, tại Phú Yên, giá mì về nhà máy mì Đồng Xuân và sông Hinh liên tục điều chỉnh tăng giá mua vào, lên mức 1.650-1.700 đồng/kg, cao hơn 150 đồng/kg so với tháng trước.

Có cùng xu hướng tăng, giá mì nguyên liệu về các nhà máy tinh bột sắn tại Phú Yên cũng tăng lên mức 1.650-1.700 đồng/kg, cao hơn 150 đồng/kg so với tháng trước.

Tại miền Bắc, sang đến tháng 3 hầu hết các tỉnh đều đã kết thúc thu hoạch sắn vụ Đông Xuân, chỉ còn một số vùng tại tỉnh Sơn La vẫn còn đang thu hoạch và dự kiến sẽ kết thúc vào nửa cuối tháng 4. Thời tiết có nắng rất thuận lợi cho làm mì lát nên các sân phơi đẩy mạnh mua nốt sắn vụ cũ. Giá mì củ về sân phơi tại Sơn La tăng nhẹ 20 đồng/kg so với tháng trước, lên mức 1.470-1.500 đồng/kg.

Hình 6: Diễn biến giá thu mua mì củ tươi nguyên liệu tại một số địa phương cho sắn vụ mới năm 2016-2017 (đồng/kg)

Nguồn: CSDL AgroMonitor

 

QUỐC TẾ

1. Nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc tăng mạnh so với tháng trước lẫn cùng kỳ năm trước

Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, trong tháng 3/2017 nước này nhập khẩu lượng sắn lát lên tới 981,8 nghìn tấn, tăng 69,1% (tương đương tăng 401,3 nghìn tấn) so với tháng trước và tăng 18,4 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng sắn lát nhập khẩu từ Thái Lan lên tớ 812,2 nghìn tấn và chỉ có 169,3 nghìn tấn được nhập từ Việt Nam. Tính chung 3 tháng đầu năm 2017, tổng sản lượng sắn lát Trung Quốc nhập khẩu đã đạt trên 2,15 triệu tấn, trị giá 383,8 triệu USD, giảm khoảng 150 nghìn tấn so với quý I năm 2016. Giá sắn lát của Thái Lan rẻ hơn tương đối so với Việt Nam khiến cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc đẩy mạnh nhập từ thị trường này trong tháng 2 và tháng 3, dẫn tới nhu cầu mua từ Việt Nam chậm.

Bảng 4: Nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc năm 2015-2017 (nghìn tấn)

 Năm Tháng Tổng Thái Lan Việt Nam
2015 1 726.7
2 936.3 720.0 200.0
3 1,168.3 868.3 300.0
4 1,157.8 810.0 330.0
5 1,092.8 790.0 290.0
6 834.8 540.0 250.0
7 918.3 740.0 170.0
8 625.6 618.0 6.7
9 311.2 278.0 28.6
10 437.1
11 425.5 400.0 20.0
12 624.7 587.0 26.0
2016 1 620.2
2 720.6 535.8 155.2
3 963.4 747.4 206.5
4 743.1
5 706.2 562.7 125.5
6 755.3 605.9 135.1
7 462.0 416.0 35.6
8 301.7 231.8 68.0
9 575.3 511.0 62.6
10 410.4 357.7 52.7
11 519.0 468.4 47.0
12 644.2 597.6 34.5
2017 1 594.0
2 580.5 474.9 104.7
3 981.8 812.2 169.3

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp

2. Xuất khẩu sắn của Thái Lan trong tháng 3 có diễn biến trái chiều khi sắn lát tăng nhẹ, trong khi đó tinh bột sắn lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu thống kê của hải quan Thái Lan, trong tháng 3/2017 nước này đã xuất khẩu lượng sắn lát đạt gần 700 nghìn tấn, giảm so với tháng trước nhưng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, gần như 100% là xuất sang thị trường Trung Quốc. Tính chung 3 tháng đầu năm 2017, tổng sản lượng sắn lát xuất khẩu của Thái Lan đạt trên 1,87 triệu tấn, tăng 500 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.

Còn đối với tinh bột sắn, sản lượng xuất khẩu trong tháng 3/2017 đạt trên 250 nghìn tấn, tăng nhẹ so với tháng trước nhưng lại giảm mạnh tới 32,3%, tương đương giảm khoảng 119 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2017, tổng sản lượng tinh bột sắn xuất khẩu của nước này chỉ đạt 778 nghìn tấn, thấp hơn rất nhiều con số 997,1 nghìn tấn của 3 tháng đầu năm 2016.

Bảng 5: Xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan năm 2015-2017 (nghìn tấn)

Năm Tháng Sắn lát Tinh bột sắn
2015 1 564.2 259.4
2 809.0 276.5
3 721.7 333.8
4 665.1 234.8
5 1071.4 281.0
6 692.0 227.1
7 641.3 160.5
8 299.1 185.9
9 253.2 188.7
10 559.8 216.4
11 367.4 259.1
12 615.7 263.8
2016 1 530.6 269.7
2 617.1 358.2
3 680.0 369.2
4 554.3 255.2
5 686.4 218.6
6 414.3 171.8
7 349.3 161.0
8 409.4 247.2
9 349.9 256.3
10 354.4 307.6
11 791.6 303.5
12 668.9 297.8
2017 1 452.3 281.4
2 722.2 246.5
3 699.3 250.1

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp

Nhu cầu mua tinh bột sắn Thái Lan từ thị trường ngoài Trung Quốc khá tốt do giá ngô đang có xu hướng tăng trở lại. Nên chào giá xuất FOB cho tinh bột sắn của Thái Lan tiếp tục được điều chỉnh tăng vào nửa cuối tháng 3 lên mức 320-330 USD/tấn. Mặc dù Hiệp hội tinh bột sắn Thái Lan tăng giá chào xuất khẩu lên mức 345 USD/tấn FOB sau một thời gian dài giữ ở mức 340 USD/tấn nhưng theo nhận định của giới thương nhân, mức giá trên mang tính định hướng thị trường nhiều hơn là giá thực.

Có xu hướng trái ngược, giá chào sắn lát của Thái Lan xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc được điều chỉnh giảm nhẹ 3 USD/tấn từ mức 165 USD/tấn xuống còn 162 USD/tấn trong tuần cuối tháng 3 do giao dịch khá trầm lắng, trong khi tồn kho của nước này đang khá lớn.

Hình 7: Diễn biến giá sắn lát và tinh bột sắn xuất FOB của Thái Lan năm 2015-2017 (USD/tấn FOB, giá chào bán)