Tóm tắt nội dung
- Đặc điểm của ve sầu hại cà phê
- Đặc tính gây hại của ve sầu
- Biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê
- Các thuốc đặc trị ve sầu hại cà phê
Ve sầu hại cà phê hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây cà phê. Tuy nhiên, do việc sử dụng tràn lan các loại thuốc trừ sâu, làm chết các loài thiên địch như kiến, ong,…, khiến cho những năm gần đây ve sầu có điều kiện bùng phát, gây hại trên diện rộng. Ảnh hưởng đến năng suất và sinh trưởng của cây cà. Bài viết này cây giống Tiến Đạt sẽ cùng bà con tìm hiểu đặc điểm gây hại, một số biện pháp và thuốc đặc trị ve sầu. Mời bà con cùng tham khảo
Đặc điểm của ve sầu hại cà phê
Ve sầu có nhiều nhiều loài, nhưng gây hại trên cà phê chủ yếu là 6 loài ve có tên khoa học là
- Macrotristria dorsalis
- Dundubia nagarasagna Distant: Ve sầu phấn trắng
- Purana pigmentata Dustant: Ve sầu nâu đỏ
- Purana guttularis Walker: Ve sầu nhỏ
- Pomponia daklakensis Sanborn: Ve sầu cánh vân
- Haphsa bindusa Distant: Ve sầu lưng vằn
Mùa sinh sản của ve sầu là vào mùa mưa, từ ấu trùng sống dưới đất, ve bò lên và bám vào cành, lá để lột xác thành ve trưởng thành, sống trong khoảng 2-4 tuần. Có chiều dài thân từ 2-4cm, có cánh và bay được, con đực thường phát ra tiếng kêu đặc trưng, thu hút con cái. Sau khi giao phối thành công, ve cái đẻ trứng vào các kẽ thân, vỏ cây, rồi kết thúc vòng đời. Mỗi con cái có thể đẻ đến vài trăm trứng
Trứng của ve sau đó nở thành ấu trùng, rơi xuống đất, đào hang làm tổ ở gần rễ cây, chích hút nhựa cây để sống. Thời gian tồn tại của ấu trùng là 1-2 năm, có loài có thể lên đến 10 năm. Khi đủ độ trưởng thành, ấu trùng lại bò lên mặt đất lột xác, bắt đầu một vòng sinh sản mới
Đặc tính gây hại của ve sầu
Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn gây hại nặng nề nhất cho cây cà phê, chúng có hình dáng tự như con sâu, làm tổ ở phần rễ, bám chặt và chích hút nhựa cây, gây thương tổn tạo điều kiện cho các loại nấm rễ tấn công. Đồng thời khi đào tổ và di chuyển trong đất, chúng còn cắn đứt các rễ tơ, rễ cám. Làm cho cây hút dinh dưỡng và nước kém hơn. Về lâu dài dẫn đến vàng lá, còi cọc, rụng trái. Cây còn nhỏ bộ rễ yếu có thể dẫn đến ngừng sinh trưởng rồi chết.
Biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê
- Biện pháp canh tác:
+ Chăm sóc cà phê đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng khỏe mạnh, bộ rễ phát triển tốt.
+ Hàng năm sau thu hoạch cần cào lá, dọn bồn sạch sẽ tạo sự bất lợi cho ve sầu phát triền
+ Dọn vườn tược thông thoáng, hạn chế cỏ dại
+ Có thể dùng các loại bẫy dính, quấn quanh cây vào ban đêm để bẫy ấu trùng bò lên lột xác
+ Lúc làm cỏ, làm bồn cà phê, quan sát nếu thấy đất có lẫn nhiều ấu trùng ve sầu cần tiến hành các biện pháp hóa học
+ Hạn chế tiêu diệt các loài thiên địch như kiến ăn mồi, ong, nhện, bọ rùa…
+ Ngoài ra có thể chọn giống cà phê kháng bệnh, năng suất cao, sinh trưởng mạnh, giúp chống có đủ sức chống chịu sâu bệnh - Biện pháp hóa học: Hiện nay có nhiều thuốc trừ ve sầu nhưng các thuốc chứa hoạt chất Carbosulfan, Diazinon, Fipronil cho thấy hiệu quả khả quan khi phòng trừ ve sầu. Nên phun phòng trừ định kỳ ít nhất 1 lần /năm. Vào đầu mùa mưa. Phun lên tán cây để diện trứng và tưới gốc để diệt ấu trùng. Các biện pháp hóa học ngoài diệt ve sầu còn có tác dụng diệt côn trùng gây hại khác như: Rệp sáp cà phê, Mọt đục cành cà phê, sâu đục thân cà phê
Các thuốc đặc trị ve sầu hại cà phê
- Thuốc chứa hoạt chất Carbosulfan (Marshal 200SC, AMITAGE 200EC)
- Thuốc chứa hoạt chất Diazinon (Cazinon 10 GR)
- Thuốc chứa hoạt chất Fipronil (Regent 0.3GR, Suphu 10GR)
Trên đây là một số kinh nghiệm phòng trừ ve sầu hại cà phê mà chúng tôi tổng hợp được, bà con có kinh nghiệm hay xin chia sẻ để mọi người cùng biết, bằng cách sử dụng chức năng bình luận ở cuối bài, gửi thông tin về Email vuacaygiong.bmt@gmail.com hoặc Nhắn tin qua Fanpage: Giống cây trồng Tây Nguyên, xin cảm ơn