Tóm tắt nội dung

  • Tác hại của bệnh gỉ sắt trên cà phê
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh gỉ sắt cà phê
  • Hình ảnh lá cà phê bị nhiễm bệnh gỉ sắt
  • Nguyên nhân của bệnh gỉ sắt cà phê
  • Cách phòng trừ bệnh gỉ sắt cà phê

Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con một số thông tin về dấu hiệu của bệnh gỉ sắt, cũng như cách phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cây cà phê. Mời bà con cùng theo dõi.

Benh gi sat ca phe
Bệnh gỉ sắt cây cà phê

Tác hại của bệnh gỉ sắt trên cà phê

Bệnh gỉ sắt cà phê (hay còn gọi bệnh rỉ sắt) thường gây xuất hiện nhiều hơn trên cây cà phê chè. Ban đầu bệnh gây hại trên lá, sau đó đến thân rồi quả, cây bị bệnh sẽ bị rụng lá dẫn đến mất sức, kém phát triển, khả năng đậu quả thấp, năng suất suy giảm nghiêm trọng. Trường hợp cây bị bệnh nặng có thể làm cây suy kiệt rồi chết khô.

Bệnh gỉ sắt được phát hiện cách đây rất lâu, từ những năm 1860 của thế kỷ trước, ban đầu là Sri Lanca, sau đó lan rộng ra các nước châu phi rồi sang châu Á. Đến những năm giữa thế kỷ 20, hầu hết các nước trồng cà phê ở châu Á và châu Phi đều ghi nhận sự xuất hiện của bệnh. Đến năm 1970 bệnh lan sang châu Mỹ, Ở bang Parama của Brasil trong vụ 1973-1974 bệnh đã làm giảm 34% sản lượng cho dù 40% diện tích đã được phun thuốc hoá học. Vụ 1989-1990, Colombia đã chi 123 triệu USD để phun thuốc cho 250.000 ha cà phê.

Tại Việt Nam, ngay từ thời Pháp thuộc, bệnh đã lây lan và phá hủy hàng ngàn hecta cà phê, đặc biệt là cà phê chè. Những năm 1940 – 1945, ở Đăk Lăk diện tích trồng cà phê chỉ còn lại 60 hecta, đến năm 1957 phải phá bỏ toàn bộ để thay bằng cà phê vối.

Thời gian gần đây, bệnh có dấu hiệu biến đổi và lây lan sang cả cây cà phê vối, vốn được xem là loài cà phê kháng bệnh gỉ sắt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gỉ sắt cà phê

Khi cây cà phê bị nhiễm bệnh gỉ sắt thì mặt dưới của lá xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu vàng nhạt, về sau lớn dần, đường kính trung bình 2-3 mm, trên mặt vết bệnh phủ một lớp bột phấn màu vàng da cam, đó là các bào tử nấm bệnh. Dần dần những bào từ này biến mất và để lại trên lá những vết bệnh màu nâu như bị cháy. Trên một lá có nhiều đốm bệnh, một số đốm liên kết nhau tạo thành đốm bệnh lớn. Lá bị biến vàng, rụng hàng loạt, cành khô, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất.

Hình ảnh lá cà phê bị nhiễm bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt cà phê - H2
Bệnh gỉ sắt cà phê – H2
Bệnh gỉ sắt cà phê - H1
Bệnh gỉ sắt cà phê – H1

Nguyên nhân của bệnh gỉ sắt cà phê

Bệnh do nấm Hemileia vastatrix B và Br gây hại. Đây là loại nấm chuyên ký sinh trên cây cà phê.  Hiện nay có tới 32 chủng sinh lý của nấm H. Vastatrix B & Br có thể ảnh hưởng đến cây cà phê.

Trong mùa khô bào tử nấm có thể ẩn mình trên lá dưới dạng các nốt nhỏ màu nâu, tồn tại nhiều tháng, khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 22 – 24 độ C, độ ẩm 80 – 90%) các bào tử sẽ nảy mầm, sinh sôi và lây lan sang các cây khác, tàn phá vườn cà phê.

Phương pháp lây lan của bào tử là nhờ gió, côn trùng và quá trình tác động khi chăm sóc cây cà phê(như cắt cành, thu hoạch…).

Do yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm, nên bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5) ở Tây Nguyên, ở các tỉnh phía bắc là tháng 9-10.

Cách phòng trừ bệnh gỉ sắt cà phê

Để phòng trừ bệnh gỉ sắt, ta áp dụng các biện pháp sau đây

  • Sử dụng giống kháng bệnh gỉ sắt: đối với cà phê vối là các giống TR4, TR5, … TR9, TRS1, đối với cà phê chè là các giống TN1, TN2, TN3…TN10.
  • Ghép cải tạo các cây có sẵn bằng giống cà phê cao sản và kháng bệnh như đã kể trên
  • Bón phân đầy đủ và cân đối, tạo hình thông thoáng, tỉa cành hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt.
  • Phun phòng bệnh vào đầu mùa mưa bằng các loại thuốc hóa học:
    • Diniconazole (Nicozol 25 SC);
    • Hexaconazole (Vivil 5SC, Anvil 5 SC, Thonvil 5SC);
    • Propiconazole (Tilt 250 EC, Bumper 250 EC)
    • Carbendazim (Daphavil 50 SC, Arin 25SC);
    • Triadimefon (Bayleton 250 EC, Encoleton 25 WP)
    • Trichoderma viride (Biobus 1.00WP);
    • Difenoconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC, Tilindia super 400EC).
  • Vào tháng 6, 7 khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc 2 – 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Nên phun khi vết bệnh chưa xuất hiện lớp nấm màu vàng.

Mới cập nhật

Trái cây vụ hè ở phía Nam trúng lớn, đầu ra thông thoáng

Nhiều loại trái cây hè ở khu vực phía Nam vào vụ trễ, nhưng lại trúng lớn cả về năng suất, chất lượng lẫn giá...

Giá heo đồng loạt tăng ‘nóng’

Giá heo hơi trên cả nước những ngày qua liên tục tăng, dao động 40.000-41.000 đồng một kg. Tại huyện Hải Hậu - Nam Định,...

Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng trở lại

(NLĐO) - Giá heo hơi tại ĐBSCL được thương lái thu mua trên 40.000 đồng/kg, tăng khoảng 8.000-10.000 đồng/kg so với cách nay nửa...

Xem nhiều

Giá chim cút giống, chim cút thịt và trứng cút. Địa chỉ bán chim...

Chim cút hiện đang là vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Loài chim này có sức đề khác mạnh, dễ nuôi, khả năng sinh...

Tiêu chuẩn GlOBALG.A.P. và những điều cần biết

Tiêu chuẩn Global G.A.P. sẽ là một tiêu chuẩn thực phẩm sạch quốc tế để người tiêu dùng có thể an tâm chọn cho mình...

Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Nhật Bản

Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản: - Chim cút giống trứng được nuôi rông rãi là giống chim cút Nhật Bản , tên khoa...
- Mời đặt quảng cáo -Liên hệ đặt quảng cáo: globalgapvietnam@gmail.com
- Mời đặt quảng cáo -Liên hệ đặt quảng cáo: globalgapvietnam@gmail.com
- Mời đặt quảng cáo -Liên hệ đặt quảng cáo: globalgapvietnam@gmail.com