XUẤT KHẨU

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 8/2017 tăng trở lại, đạt trên 656 triệu USD, tăng 9,6% so với tháng trước đó, tăng 5,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 503 triệu USD, tăng 9% so với tháng trước đó và tăng 11% so với tháng 8/2016. + 8 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 4,909 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,642 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 74,18% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành. Như vậy, hoạt động xuất-nhập khẩu G&SPG trong 8 tháng năm 2017, Việt Nam đã xuất siêu 3,46 tỷ USD

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tháng 8/2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 328 triệu USD, chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành, tăng 13,26% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 299 triệu USD, tăng 11,35% so với tháng 7/2017.

Tám tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 2,319 tỷ USD, tăng 14,14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,105 tỷ USD, chiếm 90,75% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn khối FDI, tăng 11,72% so với cùng kỳ 2016. Như vậy, trong 8 tháng năm 2017, khối các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 1,831 tỷ USD. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU: + Tháng 8/2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng khá so với tháng trước đó: Hoa Kỳ tăng 9,07%; Trung Quốc tăng 8,62%; Nhật Bản tăng 6,77%, đặc biệt thị trường Đức tăng tới 30,93%. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang 3 thị trường châu Á là Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia đã tăng rất mạnh so với tháng 7/2017, với mức tăng lần lượt 26,44%; 30.6% và tăng 20,86%. Số ít thị trường chủ lực giảm là: Pháp giảm 10,96%, Bỉ giảm 14,82% so với tháng trước đó.

Tám tháng năm 2017: Hoa Kỳ vững vàng ở vị trí số 1 với kim ngạch đạt 2,07 tỷ USD, tăng 18,57% với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tới 42% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước, bỏ xa thị trường lớn thứ 2 Trung Quốc, với kim ngạch đạt 706 triệu USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành. Ngược lại, Anh là thị trường xuất khẩu chủ lực duy nhất giảm so với cùng kỳ năm ngoái – đạt 188 triệu USD, giảm 9,87%. Australia xấp xỉ cùng kỳ năm 2017.

  1. NHẬP KHẨU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 8/2017 đã tăng mạnh trở lại, đạt 215 triệu USD, tăng 23,5% so với tháng trước đó và tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế trong 8 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của nước ta đạt 1,448 tỷ USD, tăng 23,8% so với 8 tháng năm 2016. – Doanh nghiệp FDI + Tháng 8/2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt trên 56 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng 7/2018. + Lũy kế trong 8 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt trên 412 triệu USD, tăng 14,42% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 28,47% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước. THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU: + Tháng 8/2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam từ thị trường Trung Quốc ổn định so với tháng 7/2017 và vẫn duy trì là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt gần 31 triệu USD.

Cũng trong tháng 8/2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Hoa Kỳ, Malaysia và Đức tăng rất mạnh, với mức tăng lần lượt là 16,73%; 73,19% và tăng 15,43% so với tháng trước đó. Ngược lại, thị trường Campuchia và Thái Lan giảm lần lượt 25,22% và giảm 19,69% so với tháng 7/2017. + 8 tháng năm 2017, Trung Quốc, Campuchia, Hoa Kỳ và Thái Lan lần lượt là 4 thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, lần lượt chiếm 16%; 12%; 12% và 5% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước. Đây cũng là những thị trường có mức tăng trưởng khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng lần lượt là 41,71%; 53,89%; 17,37% và tăng 22,19% so với cùng kỳ năm 2016.

Mới cập nhật

Trái cây vụ hè ở phía Nam trúng lớn, đầu ra thông thoáng

Nhiều loại trái cây hè ở khu vực phía Nam vào vụ trễ, nhưng lại trúng lớn cả về năng suất, chất lượng lẫn giá...

Giá heo đồng loạt tăng ‘nóng’

Giá heo hơi trên cả nước những ngày qua liên tục tăng, dao động 40.000-41.000 đồng một kg. Tại huyện Hải Hậu - Nam Định,...

Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng trở lại

(NLĐO) - Giá heo hơi tại ĐBSCL được thương lái thu mua trên 40.000 đồng/kg, tăng khoảng 8.000-10.000 đồng/kg so với cách nay nửa...

Xem nhiều

Giá chim cút giống, chim cút thịt và trứng cút. Địa chỉ bán chim...

Chim cút hiện đang là vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Loài chim này có sức đề khác mạnh, dễ nuôi, khả năng sinh...

Tiêu chuẩn GlOBALG.A.P. và những điều cần biết

Tiêu chuẩn Global G.A.P. sẽ là một tiêu chuẩn thực phẩm sạch quốc tế để người tiêu dùng có thể an tâm chọn cho mình...

Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Nhật Bản

Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản: - Chim cút giống trứng được nuôi rông rãi là giống chim cút Nhật Bản , tên khoa...
- Mời đặt quảng cáo -Liên hệ đặt quảng cáo: globalgapvietnam@gmail.com
- Mời đặt quảng cáo -Liên hệ đặt quảng cáo: globalgapvietnam@gmail.com
- Mời đặt quảng cáo -Liên hệ đặt quảng cáo: globalgapvietnam@gmail.com